PHONG TỤC ĐÓN TẾT CỦA CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM

phong tục đón tết

Tết là một truyền thống và mang đầy tính biểu tượng của người dân Việt Nam ngoài phong tục đón Tết của dân tộc của mình bạn có tò mò về cách đón Tết của các dân tộc khác sẽ diễn ra như thế nào không? Hãy cùng nhà Kim Mỹ Group tìm hiểu về phong tục đón Tết của các dân tộc Việt Nam trong bài viết ngày hôm nay nhé.

Không chỉ đặc sắc về ngôn ngữ, trang phục, ẩm thực, lối sống, sinh hoạt, những phong tục độc đáo để chào đón Tết Nguyên đán của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam còn mang nhiều ý nghĩa, góp phần làm phong phú thêm nét đẹp văn hóa dân tộc, được lưu truyền qua nhiều thế hệ mà vẫn giữ nguyên được bản sắc. Chính những nét riêng độc đáo đó đã làm nên một trong bức tranh toàn cảnh Tết của Việt Nam.

1.Phong tục đón tết của người dân tộc Thái

Phong tục đón tết

Vào dịp Tết, mâm cơm của mỗi gia đình phải có các món ăn như cơm mới, cơm đồ xôi, cơm cốm, cá chua, thịt hươu, măng khô, nai khô,… Ngoài ra, những chiếc bánh chưng họ làm cũng rất đặc biệt, được chia thành 2 loại trắng và đen, được cho thêm một ít vừng xay nhuyễn để mùi vị của bánh được thơm ngon hơn.

 

Mặc dù cùng là Tết Nguyên đán nhưng người Thái lại có cả một mùa lễ hội kéo dài từ ngày 25 tháng Chạp cho đến mùng 10 tháng Giêng.

 

Nhắc đến phong tục ngày Tết của người Thái, không thể không nhắc đến phong tục gọi hồn. Diễn ra vào tối ngày 29 và 30, mỗi gia đình thịt 2 con gà, một để cúng tổ tiên, một là để gọi hồn.

 

Để gọi hồn, thầy cúng lấy một cái áo của mỗi người trong gia đình, bó lại một đầu với nhau, vắt lên vai, tay thầy cầm một cây củi đang cháy, rồi mang ra đầu làng gọi hồn hai ba lần, sau đó về chân cầu thang lại gọi một lần nữa.

Xong việc, thầy cúng đích thân buộc một sợi chỉ đen vào tay mỗi thành viên gia đình để trừ tà, sợi chỉ đó phải để tự đứt, nếu đứt thì chủ nhân dễ bị ốm. Vào đêm ngày 30, sau lễ cúng giao thừa bằng thịt, bánh, các đồ thổ cẩm, bạc…, gia đình nào có chiêng hay cồng thì mang ra gõ tại nhà.

Người Thái còn có tục “Pông Chay” vào đêm giao thừa, tức là mọi người sẽ không ngủ mà cùng quây quần bên bếp lửa, chuẩn bị một món ăn nào đó hoặc đơn giản là chuyện trò với nhau để trải qua khoảnh khắc thiêng liêng ấy.

Vào đêm giao thừa, cả nhà thường không ai ngủ, đèn luôn thắp sáng, hương nhang không được tàn. Các thành viên trong gia đình ngồi quanh bếp lửa, làm các loại bánh trái như bánh ít, bánh rán, đồ cá… Thỉnh thoảng chủ nhà sẽ đánh ba tiếng chiêng báo hiệu giờ giao thừa sắp đến.

Sáng mùng 1, các gia đình sẽ ra suối để lấy nước mát về mong may mắn cả năm. Và đến chiều, tất thảy già trẻ gái trai đều gội đầu để gột trôi hết mọi xui xẻo, vất vả của năm cũ, đón chờ những điều tốt đẹp sẽ đến trong năm mới.

2. Phong tục đón tết của người dân tộc Mường

Phong tục đón tết

Một bản sắc riêng độc đáo và mang ý nghĩa nhân văn của người dân tộc này là tục “gọi vía trâu”. Từ mấy ngày trước Tết, người Mường ở Hoà Bình chuẩn bị sẵn mõ để qua giao thừa đốt đuốc đi gọi vía trâu. Họ tin rằng, đó là cách trả ơn vật nuôi trung thành đã vất vả giúp gia chủ cấy cày.

Họ còn treo bánh ống lên các công cụ cày, bừa, cuốc, xẻng,… mời đàn trâu “những người bạn đã vất vả cùng nhau ra đồng” về ăn Tết với gia đình hưởng lộc với gia chủ vì đã giúp họ công việc cày cấy, vận chuyển có một năm gạo thóc đầy nhà. Họ quan niệm, con trâu hay cái cày cũng cần được nghỉ Tết sau một năm vất vả trên đồng ruộng.

3. Phong tục đón tết của người dân tộc Mèo

Phong tục đón tết

Người Mèo ở Hà Giang ăn Tết vào tháng Chạp, sớm hơn đồng bào cả nước một tháng. Cứ tầm 25, 26 tháng Chạp hằng năm, người Mèo bắt đầu dừng lại công việc, nghỉ ngơi, chuẩn bị đón Tết. Họ thịt lợn, dê, tổ chức tiệc tùng tùy theo điều kiện của mỗi gia đình, mỗi dòng họ, thời gian ăn Tết sẽ kéo dài khoảng một tuần. Dòng họ này gối vào dòng họ kia, rả rích một tháng thì hết.

Nếu như với người Kinh, trong mâm cỗ Tết không thể thiếu bánh chưng, bánh tét thì Tết của dân tộc Mèo (H’Mông) phải có bánh dày để cúng tổ tiên và trời đất. Người H’Mông quan niệm bánh dày tròn tượng trưng cho mặt trăng và mặt trời, đó chính là nguồn gốc sinh ra con người và vạn vật trên mặt đất. Do đó, giã bánh dày là việc làm không thể thiếu trong ngày Tết của dân tộc Mèo (H’Mông).

Người Mèo (H’Mông) quan niệm nếu gia đình nào tổ chức ăn Tết vào các ngày 27, 28 hoặc 29  hay 30 trong tháng 11 Âm lịch thì ngày hôm sau sẽ là mùng một Tết, không nhất thiết cứ phải ăn Tết vào tối 30/11 Âm lịch. Do vậy, khi những tiếng gà gáy “ò ó o” đầu tiên vang lên trong sáng ngày hôm sau thì cũng sẽ là thời điểm đánh dấu những phút giây đầu tiên bước sang năm mới (và sẽ coi đó là ngày mùng một Tết).

Đặc biệt vào “Mùng một Tết” người đàn ông sẽ dậy sớm hơn phụ nữ để lo việc đồng án, sau đó người phụ nữ sẽ dậy quét dọn và hứng nước để chuẩn bị đón anh em họ hàng gần xa đến chung vui năm mới.

Trong 3 ngày Tết, người Mông còn có tục dán giấy lên các công cụ lao động hằng ngày và để dưới bàn thờ như một sự tri ân những công cụ đã luôn theo mình trong lao động, sản xuất suốt năm qua. Sau đó, họ đến nhà nhau chúc Tết, thưởng thức rượu ngô, ăn bánh dày…

 

4. Phong tục đón tết của người dân tộc Hoa

Phong tục đón tết

Khi bước sang tháng chạp, các gia đình sẽ chọn ngày tốt để quét dọn nhà cửa, lau sạch bàn thờ tổ tiên, bỏ cái cũ thay cái mới, treo câu đối xuân, dán giấy đỏ cầu phúc, chuẩn bị phẩm vật kẹo thèo lèo, bánh bao, bánh tổ… để làm lễ đáp tạ trời, phật, ông bà đã cho gia đình một năm bình an. lễ cúng đưa ông táo diễn ra vào tối ngày 24 tháng chạp, phẩm vật thường sẽ là cá chép, kẹo thèo lèo và quýt, với mong ước được may mắn. lễ đón giao thừa vào lúc 12 giờ đêm cuối cùng của tháng chạp, các phẩm vật cũng có quýt, bánh bao tiếng Hoa gọi là “Phát bao”, bánh tổ là “Niên cao”… với ý nghĩa cầu cho gia đình được may mắn, phát tài. vào những ngày đầu năm, mỗi gia đình giữ tục lệ: chúc tết, sum họp đoàn viên gia đình, thăm họ hàng, đi lễ chùa, hội quán cầu phúc, xông đất, lì xì mừng tuổi, múa lân đón thần tài…

 

5. Phong tục đón tết của người dân tộc Khmer

Phong tục đón tết

Không như đa phần các dân tộc khác đón Tết vào đầu tháng của năm mới, Tết của người dân Khmer được đón vào tháng 4 Tây lịch. Theo nông lịch Khmer, đây chính là giai đoạn nông nhàn gần như tuyệt đối, vì là cao điểm của mùa khô, lúa mùa đã thu hoạch xong, mọi hoạt động trồng trọt, chăn nuôi đều tạm dừng lại để chờ những cơn mưa đầu mùa.

Tết của người dân tộc này có tên gọi là “Chôl Chnăm Thmây”.  “Chôl” nghĩa là “Vào” và “Chnăm Thmây”“Năm mới.”

Vào dịp năm mới, người Khmer chuẩn bị cho mình những bộ trang phục đẹp đẽ, sạch sẽ nhất, trẻ em được may sắm những bộ quần áo mới. Nhà cửa được sửa sang, quét dọn, trang trí lại. Đồ ăn, thức uống được chuẩn bị đầy đủ cho những ngày Tết. Trước đây người Khmer giã gạo, chà gạo sẵn, làm bánh. Ngày nay họ chuẩn bị gạo đầy đủ, cùng các đồ ăn như bánh trái, hoa quả, cá, thịt, rau… tất cả đều sẵn sàng. Mọi công việc thường ngày đều dừng lại, người lao động chốn thành thị trở về quê hương, mọi người nghỉ ngơi, trâu bò thả tự do. Người người hào hứng chăm lo cho ngày Tết.

Trong đêm giao thừa, trên bàn thờ của mỗi nhà đều bày cỗ, gồm 5 nhánh hoa, 5 chiếc đèn cầy, 5 cây nhang, 5 hạt cốm và nhiều loại hoa quả.

Cha mẹ, ông bà tập hợp con cháu, ngồi xếp chân về một phía trước bàn thờ tổ tiên, đốt nhang đèn, vái ba vái để tiễn đưa Têvôđa cũ và rước Têvôđa mới, mong được ban phúc lành. Không như trước hiện nay người dân Khmer đón Tết với các nghi thức sau:

– Ngày thứ nhất – Chôl Sangkran Thmây: lễ rước “Maha Sangkran mới” hay còn gọi là lễ “rước Đại lịch.”

– Ngày thứ hai – Wonbơf (năm nhuận tổ chức 2 ngày): lễ “dâng cơm” “đắp núi cát.”

– Ngày thứ ba – Lơm săk: còn gọi là ngày Lễ tắm Phật.

Trên đây là những tư liệu chúng tôi tìm hiểu và thu thập được. Phần nào đem lại đôi chút thông tin cung cấp cho sự tò mò của mọi người về vẻ đẹp đón Tết truyền thống của các dân tộc Việt Nam, thêm hiểu hơn về nét đẹp của các dân tộc Việt Nam.  Mỗi dân tộc đều mang những nét độc đáo và truyền thống riêng, trên tất cả, việc kết thúc năm cũ đã qua, cùng chào đón một năm mới đầy niềm hy vọng cũng như niềm tin ngày một phát triển.
Qua đây Kim Mỹ Group xin trân trọng cảm ơn đến Quý Khách Hàng – Quý Đối Tác đã cùng đồng hành trong năm Quý Mão vừa qua. Không quên chúc cho chúng ta năm mới Giáp Thìn Thịnh Vượng- May Mắn- Sức Khỏe.

 

Chi Nhánh Bình Dương-

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ CƠ ĐIỆN KIM MỸ

Địa chỉ: TĐ số 540, TBĐ số 204, Đường DA7, KDC Việt Sing, P. Thuận Giao, TP. Thuận An, Tỉnh Bình Dương

Email:  kimmy.bd@kimmygroup.com

Facebook: KIM MỸ GROUP BÌNH DƯƠNG

Điện Thoại: (0274)3.765738 – 0932.136.266

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tìm cửa hàng
Gọi trực tiếp
Chat facebook
Chat trên Zalo